Tác giả bài viết này là Stephent Key, chuyên gia tài chính và đầu tư, là người đồng sáng lập tông ty tư vấn tài chính InvenRight.
Đầu tư tài chính chưa bao giờ là công việc đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, không phải thấy thứ gì đó có tương lai rồi ném tiền vào đó là xong. Có rất nhiều rủi ro xảy đến với nhà đầu tư, thua lỗ là một chuyện, tuy nhiên đồng tiền "chết", qua thời gian không sinh sôi nảy nở cũng là một nỗi khủng hoảng.
Trong nhiều năm làm việc với tiền và vô vàn loại người, Stephent Key đã tự rút ra cho mình những kinh nghiệm xương máu, biến suy nghĩ "từ bỏ" trở thành động lực cho bản thân vượt qua những bế tắc trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
1. Bụng đói không đáng sợ, một tâm hồn "đói ăn" mới đáng sợ
Đầu tiên, để tôi hỏi bạn một câu: "Hàng ngày chúng ta làm việc để giải quyết vấn đề gì?"
Sẽ có vô vàn câu trả lời, đại loại như phát triển sự nghiệp, tích lũy kinh nghiệm cho thứ gì đó lớn hơn của bản thân chẳng hạn...
Tốt thôi, không sai, tuy nhiên đáp án thực tế nhất chính là: kiếm tiền, thỏa mãn nhu cầu và tiếng gọi của dạ dày. Điều đó nghe thật đơn giản nhưng lại khiến chúng ta rơi vào bế tắc nhiều nhất.
Gần 100% sự "bế tắc" diễn ra trong tâm trí của chúng ta. Thay vì tìm cách thỏa mãn những nhu cầu của phần "con", hãy cho suy nghĩ của bạn được "ăn uống". Như thế nào? Gặp gỡ những người vui vẻ, có thái độ sống tích cực (hơn bạn).
Ngay cả môi trường văn phòng hay làm việc nhóm đông người cũng vậy, nếu gặp bế tắc hãy mạnh dạn chia sẻ với những người mà bạn tin cậy, hãy cho biết rằng tâm trí của bạn đang "đói".
2. Nhìn toàn cảnh, đừng chỉ tập trung vào tiểu tiết
Khi gặp bế tắc trong công việc hãy nghĩ xa hơn. Thật ra mục tiêu cuối cùng bạn hướng đến là gì? Có phải bạn đã quên mất mục tiêu đó rồi hay không. Phần lớn chúng ta thường tập trung vào tiểu tiết hơn là nhìn đến bức tranh toàn cảnh.
Tiểu tiết ở đây toàn là những thứ chẳng ra đâu vào đâu: điều hòa lạnh quá, đồng nghiệp mất trật tự, trong văn phòng có mùi lạ...
Vậy nên hãy viết mục tiêu cuối cùng của bạn lên một tờ giấy nhớ, dán ngay vào màn hình máy tính và đính cho mục tiêu đó. Bất cứ khi nào bế tắc hay mệt mỏi, tôi lại nghĩ đến lý do mình đã bắt đầu và cảm thấy có động lực để đi tiếp.
3. Sốc lại cảm hứng cho bản thân
Ngoài công việc, bạn nên nỗ lực làm nhiều điều thú vị hơn cho cuộc sống cá nhân. Nếu tuần làm việc của bạn đơn thuần là thức dậy vào buổi sáng, đi làm, về nhà, ăn tối, ngồi trước máy tính, và sau đó là đi ngủ; cuộc sống của bạn đang có chiều hướng mất cân bằng.
Bạn nên cố gắng dung hòa những hoạt động xã hội vào tuần làm việc. Ví dụ: đi nghe nhạc hoặc xem triển lãm nghệ thuật, gặp gỡ bạn bè. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi có những điều để mong đợi trong suốt tuần làm việc.
4. Đừng giết chết sở thích cá nhân vì lý do cơm áo
Niềm vui ngoài công việc của bạn đến từ đâu? Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi này, thì cuộc sống của bạn thật buồn chán đấy.
Tác giả Stephent Key cho biết sở thích tâm đắc của mình là làm vườn: "Khoảng sân sau nhà là thế giới riêng của tôi và tôi có thể làm vườn bất cứ khi nào tôi muốn, không cần phụ thuộc vào ai hết. Bất cứ khi nào tôi cảm thấy quá tải hoặc tinh thần xuống dốc, tôi sẽ để cho chân tay mình ngập trong bùn đất. Sau đó tôi trở lại làm việc với một cái đầu mở và trái tim tràn ngập niềm vui."
Khi tự coi công việc và tiền bạc là trên hết, bạn tự đẩy mình vào hố sâu bế tắc rồi đấy.
5. Cho đi, đừng chỉ chăm chăm tích lũy cho bản thân
Khi công việc có vấn đề, hãy dừng tập trung vào nó cũng như ngừng đặt những câu hỏi chất vấn cho bản thân, đại loại như: "Có phải mình làm chưa đủ tốt hay đã làm sai ở chỗ nào?"
Thay vào đó bạn nên dành thời gian giúp đỡ những người xung quanh mình, hoặc tham gia một số công việc có ích cho xã hội và cộng đồng. Bất cứ lúc nào tôi thấy chán nản, tôi đều làm vậy và hiệu quả mang lại chưa bao giờ khiến tôi thất vọng.
Duy trì động lực làm việc không hề dễ dàng, đặc biệt là khi mục tiêu bạn đang hướng đến dường như vượt xa tầm với. Tuy nhiên đừng quá hạ thấp bản thân mình, cũng như đừng quá phấn khích khi mọi việc diễn ra suôn sẻ. Thành công luôn đòi hỏi thời gian và con đường bạn đi sẽ luôn có lúc lên, lúc xuống.
Có thể bạn đã nghe điều này rồi nhưng tôi vẫn muốn nói lại một lần nữa: Hãy cố gắng tận hưởng trọn vẹn cuộc hành trình vì có thể với tới đỉnh cao không tuyệt vời như bạn vẫn nghĩ đâu.
Không tuyệt vời như thế nào thì tôi không tả cho bạn nghe đâu, có thể chúng ta sẽ gặp nhau trong một bài viết khác.